Bệnh viện cây trồng

logo
quang cao
Tiêu điểm phân bón

Kỹ thuật trồng nho trên sân thượng

(Khoahoccaytrong) - Bác sĩ nông học: Nho là loại trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài ra, nó còn có tác dụng phòng chống cảm lạnh, xóa nếp nhăn, làm t....

Phân bón Đan Phượng - Chuyên cung cấp các chất kích thích ra rễ cực mạnh, giâm chiết cành, siêu bật chồi, liền sẹo ...: Phân bón Đan Phượng, là nhà nhập khẩu phân bón hàng đầu tại Việt Nam từ Mỹ, Đức, Anh, Nhật … ...

Bác sĩ nông học: Nho là loại trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài ra, nó còn có tác dụng phòng chống cảm lạnh, xóa nếp nhăn, làm trắng răng, giảm cân, bảo vệ tim, chống viêm, cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường…



1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng nho. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Dụng cụ trồng có kích thước ít nhất 50 x 50 x 50cm.

Nếu diện tích hẹp, không có vườn đất rộng, các bạn có thể trồng trong những chậu cây đáy sâu khoảng 60cm và có đường kính trên 50cm. Nho là cây ưa ánh sáng nên phải đặt chậu ở những nơi có nhiều ánh nắng.

Đất trồng

Nho sẽ phát triển mạnh và cho nhiều trái khi được trồng ở đất pha cát và có độ pH từ 5,5 - 7,5. Khi trồng nên đặt ở vị trí không bị ngập úng, thoát nước và có hệ thống tưới tiêu tốt. Đất trồng phải tơi xốp và được bón phân hữu cơ để cây có thể cung cấp dinh dưỡng một cách tổ nhất.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Giống

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại giống nho. Bạn có thể lựa chọn tùy điều kiện và sở thích. Cây giống nho bạn có thể tìm mua ở các vựa giống.

Tuy nhiên, để trồng nho tại nhà, bạn nên chọn giống nho đỏ (tên khoa học: Nho Cardinal). Chọn những cây nho giống mập mạp, không sâu bệnh để làm giống.

Cây nho không khó trồng như nhiều người vẫn nghĩ.

2. Trồng cây

Khi mua nho về, nhẹ nhàng rạng bỏ bao nilon (tránh đụng chạm tới rễ), đào hố và đặt cây xuống. Lấp đất vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong tưới thật đẫm nước.

3. Chăm sóc

Khoảng 10 ngày đầu mới trồng, ngày tưới nước cho nho 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Sau đó cứ 5 - 7 ngày tưới 1 lần. Những ngày trời mưa ta nên tìm cách thoát nước cho cây nhanh nhất, tránh hiện tượng ngập úng gây thối và bật rễ.

Khi trồng nho được khoảng 15 ngày, cây bắt đầu bén rễ thì ta tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê… Cứ khoảng 20 ngày lại bón 1 lần cho cây.

Thường xuyên làm cỏ, vun xới xung quanh gốc để giúp đất tơi xốp, thuận lợi cho việc hô hấp được thông thoáng. Thông thường một năm nên xới 1 lần để cây tạo bộ rễ mới, thường tiến hành sau thu hoạch.

Hiện nay, rất nhiều chị em ở Việt Nam trồng nho trên sân thượng hoặc trước nhà.

Khi cây nho cao 25 - 30cm, tiến hành cắm cọc và buộc cây nho vào cọc theo hướng thẳng góc với giàn nho. Ta có thể hàn khung sắt trên sân thượng để làm giàn treo cho cây nho. Độ cao của giàn khoảng 1,5 - 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc.

Chọn ngọn khỏe nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần cắt bỏ. Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20 - 30cm, tiến hành cắt bỏ thân chính (vị trí phía dưới tàn), cây nho sẽ mọc nhiều cành mới (cành cấp 1).

Mỗi cây nho chỉ để lại 2 - 4 cành cấp 1 tùy giống và bố trí sau cho phân bố đều về các hướng. Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,8 - 1m, tiến hành cắt ngọn để cây mọc ra các cành cấp 2 (cành quả), mỗi cành cấp 1 để 10 - 20 cành cấp 2 tuỳ giống và mật độ trồng.

Các cành cấp 1 và cấp 2 cần được buộc chặt vào giàn tránh gió lay làm rách lá, rụng mắt và tránh để cành đè lẫn lên nhau. Dây để buộc cố định cành vào giàn sử dụng những loại có khả năng tự phân hủy như dây aln, bẹ chuối…

Khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, có màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có. Chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1m thì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 - 8, các cành nhỏ thì ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 - 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau.

Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25 - 30 ngày đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2 - 3 chùm quả.

Nho cho thu hoạch.

4. Thu hoạch

Nếu trồng và chăm sóc tốt, sau 3 năm nho sẽ cho thu hoạch. Sau khi thu hoạch, trái nho không chín thêm nữa nên phải đợi quả chín mới hoạch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Xem thêm>>

Xem thêm>>

Đóng liên hệ [x]
hotline0988 666 215